Viêm phế quản co thắt

Hỏi: Xin hỏi bệnh viêm phế quản co thắt là bệnh lý như thế nào? Cơ chế bệnh và cách điều trị. 


Trả lời: Phế quản là đường ống dẫn khí đi từ khí quản vào đến tận phổi, lúc đầu là phế quản gốc bên trái và phải, sau đó đến các phế quản nhỏ hơn rồi đến các tiểu phế quản tiếp giáp với các phế nang. Do vậy khi bị viêm phế quản, nghĩa là toàn bộ đường dẫn khí vào phổi bị viêm nhiễm và chít hẹp do phù nề, co thắt.

Chính vì bị chít hẹp lòng phế quản do viêm nhiễm và co thắt nên trẻ có dấu hiệu thở khò khè, thậm chí thở rít lên. Do vậy bệnh viêm phế quản rất nguy hiểm. Khi phế quản bị co thắt mạnh có thể nguy hiểm đến tính mạng (nhất là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh) nếu trẻ không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Việc điều trị phải tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Hầu hết viêm phế quản là do virut, nếu là căn nguyên virut thì không phải điều trị thuốc kháng sinh. Ngoài virut, có rất nhiều mầm bệnh có thể gây nên viêm phế quản như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn... Khi đã có biểu hiện nhiễm khuẩn thì cần điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là điều trị theo kháng sinh đồ, khi chưa có kết quả của kháng sinh đồ, có thể sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng. Ví dụ như kháng sinh có hoạt chất là cefuroxim là một trong những kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng (thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 2), có thể chỉ định tốt trong viêm phế quản. Khi điều trị kháng sinh, cần phải sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn và phải dùng đủ thời gian. Trong trường hợp của con bạn, do bạn dừng kháng sinh sớm, khi bệnh chưa dứt hẳn nên các triệu chứng lại tái phát trở lại làm cho con bạn lại bị ho, thở khò khè... chứ không phải bệnh diễn biến xấu đi. Ngoài thuốc kháng sinh, cần phải uống thêm các thuốc giãn phế quản (như ventolin hay salbutamol) và các thuốc làm loãng đờm (như acetylcystein) để tăng cường tác dụng điều trị của kháng sinh.

Chúc bạn luôn mạnh khoẻ

You can leave a response, or trackback from your own site.

0 Response to "Viêm phế quản co thắt"

Post a Comment

Powered by Blogger