Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trị ho

Xét về bản chất thì ho là một phản xạ có lợi của cơ thể, nhằm đào thải những dị vật hoặc tác nhân gây cản trở đường hô hấp. Khi bị ho nhẹ, có thể không cần điều trị nhưng nếu ho thường xuyên tái phát như ho do dị ứng thời tiết, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh hoặc khi ho nhiều, ho dữ dội thì cần phải dùng thuốc để trị dứt điểm cơn ho.

Trong điều trị ho, trước hết phải xác định nguyên nhân gây ho là gì? Thường phân biệt 2 loại ho: Ho do nhiễm khuẩn và ho không do nhiễm khuẩn.

Ho do nhiễm khuẩn thường gặp trong ho do viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi... Ho thường kèm sốt nhẹ hoặc đờm xanh. Trường hợp này, thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nguyên nhân gây ho.

Trên thực tế, có hơn 80% các trường hợp ho không do nhiễm khuẩn, gọi là các chứng ho thông thường như: ho do dị ứng thời tiết, ho do cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió... Trường hợp này, không cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Nhưng trên thực tế, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong trị ho khá phổ biến. Người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh về sử dụng, không theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Thói quen này gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ do một số tác dụng phụ của kháng sinh như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa... Hơn thế, còn dẫn tới tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, làm suy giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh...

Với trường hợp ho thông thường, người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc giảm ho. Nếu ho thường xuyên tái phát, ho dai dẳng lâu ngày... người bệnh nên lựa chọn các phương pháp chữa ho từ thảo dược để đảm bảo tính an toàn và có lợi cho sức khoẻ. Tốt nhất là nên có sẵn một chai mật ong vì có thể sử dụng mật ong trực tiếp hoặc kết hợp với một số thảo dược để chế biến thành thuốc chữa ho như mật ong hấp lá hẹ, quất, tỏi, đu đủ, quả phật thủ...

Đánh giá về tác dụng giảm ho của mật ong, TS Ian Paul, trường Đại học Pensylvania (Mỹ) đã kết luận: "Mật ong còn tốt hơn tất cả các thuốc mua ở quầy". Trong chữa trị các chứng ho lâu ngày, mật ong không chỉ là vị thuốc giúp giảm ho, mà chính nó còn là vị thuốc bổ, giúp tăng cường thể lực, chống mệt mỏi, giúp bệnh mau khỏi. Đó là nhờ thành phần mật ong chứa các đường như Glucose, Fructose... có thể hấp thu trực tiếp vào máu, nhanh chóng tạo năng lượng cho cơ thể.

Khi ngậm, hoặc để trôi từ từ qua cổ họng, mật ong còn giúp làm dịu họng, giảm ngứa rát, đồng thời kích thích tái tạo niêm mạc mới, làm lành các niêm mạc bị viêm, loét do thành phần chứa axit Panthotenic và Albumin. Mật ong còn có tính kháng sinh tự nhiên nên hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm họng, viêm phế quản.

You can leave a response, or trackback from your own site.

0 Response to "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trị ho"

Post a Comment

Powered by Blogger