Thuốc đa dụng

Nhiều người khi nói đến cholin thường cho đó là chất liên quan đến thần kinh, trí nhớ nhưng thực ra cholin còn có nhiều dạng, tác dụng khác nhau khi ở các dạng cholin: alfoscerat, chlorid, salicylat, theophyllinat...

Cholin với sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ

Trước hết, cholin là một chất dinh dưỡng, đã có lúc coi cholin như là một vitamin. Cholin là tiền chất (hoặc là nguyên liệu tổng hợp) của acetylcholin, chất trung gian dẫn truyền xung động thần kinh và tham gia vào quá trình lưu trữ trí nhớ. Nó còn là một yếu tố tạo ra phosphatidylcholin, một thành phần của màng tế bào đồng thời tham gia vào việc tạo ra mật để chuyển hóa chát béo (khi thiếu cholin thì lipid tích trữ nhiều ở gan).

Cơ thể có thể tự tổng hợp cholin nhưng vẫn cần cung cấp thêm qua thực phẩm (sữa, lòng đỏ trứng, các loại đậu...). Nếu do chế độ ăn không cân đối, thiếu cholin hoặc do bệnh tật làm giảm hấp thu, cơ thể có khả năng bị giảm thiểu về nhận thức và hành vi kéo dài.

Trứng gà có nhiều cholin.

Đối với trẻ nhỏ, cholin cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của não bộ. Não bộ của trẻ phát triển rất nhanh, khi chào đời, não của bé chỉ nặng 350-400g (chúng cũng có đến 14 tỷ tế bào thần kinh như người lớn nhưng phải đến 8 tuổi nó mới được biệt hóa hoàn toàn), đến 2 tuổi não bé đạt xấp xỉ 1kg, do đó nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu rất cao. Cholin tan trong nước, có trong sữa mẹ (một nghiên cứu ở phụ nữ  Bắc Mỹ đang cho con bú thấy hàm lượng cholin có trong sữa mẹ là 160mg/l) nếu sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất để trẻ nhỏ phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, vì trên 2 tuổi, tế bào thần kinh đã phát triển hoàn chỉnh chỉ cần cung cấp thực phẩm để chúng có đủ lượng cần thiết, giúp trẻ phát triển bình thường không cần thiết dùng sản phẩm có chứa cholin để làm tăng trí thông minh, trí nhớ.

Viện Y khoa Mỹ cũng khuyến cáo, các loại sữa dùng cho trẻ nhỏ trong công thức nên bổ sung thêm cholin với hàm lượng tương đương như sữa mẹ, tức khoảng 24mg/kcal do sữa mang lại.

Các dẫn chất cholin có tác dụng gì?

Cholin alfoscerat

Chỉ định: trong suy giảm trí nhớ, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, kém tập trung, rối loạn vận động do bệnh mạch não, lú lẫn ở người già, bệnh Alzheimer. Dùng trong đột quỵ và phục hồi chức năng sau đột quỵ. Trong chấn thương sọ não, phục hồi sau chấn thương và phẫu thuật thần kinh.

Thuốc được hấp thu qua đường uống (88%), dễ dàng vượt qua hàng rào máu não. Thuốc được dung nạp tốt, không có độc tính qua theo dõi khi dùng quá liều hoặc điều trị kéo dài. Thuốc nằm trong danh mục thuốc không phải kê đơn.

Cholin chlorid

Dùng để tăng tiết mật, trong bệnh gan: viêm gan, xơ cứng, bệnh Bôtkin. Có dạng uống và dạng tiêm: ống 10ml, dung dịch 20%. Hoặc tiêm tĩnh mạch hòa vào 200-300ml dung dịch Natri chlorid hoặc glucose đẳng trương.

   Theo nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Stanfort (Mỹ), qua theo dõi mẫu máu của 500 phụ nữ mang thai nhận thấy, người nào có nồng độ cholin trong máu thấp nhất trong thời gian mang thai thì có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh cao gấp 2,4 lần so với nhóm phụ nữ có nồng độ cholin bình thường. Có lời khuyên thai phụ nên bổ sung cholin dưới dạng thực phẩm, nhất là các loại đậu đỗ.

Có các dẫn chất tương đương

Cholin bitartrat dùng trong chứng chậm tiêu, đầy bụng; cholin pantothenat dùng trong suy gan, đầy bụng; cholin salicylat:

Dùng trong cảm sốt, cúm, đau khớp, đau dây thần kinh, đau cơ. Có dạng sirô 10%, ống gel bôi (có 871mg kèm 1mg cetalkenium chlorid).

Nếu bị thấp khớp có thể dùng liều cao. Dùng gel để bôi tại chỗ, trị các tổn thương ở niêm mạc miệng.

Cùng loại có cholin magnesium trisalicylat.

Cholin theophyllinat

Tác dụng kích thích cơ tim, lợi tiểu. Dùng trong hen phế quản, viêm phế quản dạng hen, khí thũng phổi kèm yếu tố co thắt. Cần thận trọng người tăng huyết áp, suy tim, thiểu năng mạch vành, suy gan, người  nghiện rượu, người có tuổi; Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai ở cuối thai kỳ và phụ nữ đang nuôi con bú; Có sự tương tác với erythromycin và cimetidin do làm tăng theophyllin huyết.

Các thuốc cholin nằm trong danh mục thuốc không kê đơn.

DS. Phạm Tiếp

You can leave a response, or trackback from your own site.

0 Response to "Thuốc đa dụng"

Post a Comment

Powered by Blogger