Tôi đã hồi sinh thêm một lần nữa

GiadinhNet - Giữa cái nắng của buổi trưa hè oi ả chúng tôi tới thăm gia đình bác Đỗ Thị Phố 61 tuổi tại Lô 12 ô 5 Đền Lừ I, Q. Hoàng Mai, Hà Nội.

Ảnh minh họa

Khác với những cái ồn ào náo nhiệt của phố phường, bên trong căn nhà nhỏ đang chứa đựng đầy niềm vui - niềm vui của một người vừa vượt qua căn bệnh đeo đẳng suốt 14 năm qua.

Bác kể: "Năm 1995 tôi bị viêm phế quản nên vào bệnh viện Việt Nhật chữa nhưng do trong lúc uống thuốc tôi vừa uống vừa ăn. Ba ngày sau cứ chiều đến là môi tôi lại bị giật và rét lắm, suốt ngày tôi ở trong nhà giữa mùa hè mà tôi mặc áo bông mồ hôi ra ướt đẫm áo. Suốt 6 tháng trời tôi chỉ ở trong nhà đóng kín cửa sợ quạt, sợ tiếng ồn. Tôi vào bệnh viện kiểm tra, tại đây bác sỹ cho biết tôi bị bệnh: Rối loạn thần kinh thực vật chứng tăng tiết nhiều mồ hôi, bác sỹ cho một số loại thuốc về uống nhưng cũng chỉ giảm được mồ hôi ngay lúc đó. Bác sỹ còn cho biết căn bệnh của tôi phải điều trị lâu dài, hiện nay chưa có thuốc điều trị tận gốc được căn bệnh".

Bác rất buồn nhưng vẫn hy vọng sẽ tìm ra được phương thuốc chữa trị hiệu quả cho căn bệnh của mình, 14 năm chung sống với căn bệnh là những ngày bác vất vả đi tìm các loại thuốc để chữa trị.

Một hôm tình cờ bác đi kiểm tra lại sức khỏe thì nhận được giấy mời tới dự hội thảo: "Chuẩn đoán và xử lý rối loạn thần kinh thực vật". Ngày hôm sau dù bận đến mấy bác cũng bớt chút thời gian của mình tới tham dự hội thảo. Tại hội thảo một sản phẩm mới đã được giới thiệu và được các chuyên gia đánh giá là có triển vọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi. Đúng với căn bệnh của mình bác mua liền 10 hộp về dùng. Bác bắt đầu dùng Hòa Hãn Linh từ tháng 4/2009, mỗi ngày dùng 9 viên chia làm 3 lần trước ăn 30 phút.

Bác cho biết: "Sau khi uống hết hộp đầu tiên tôi đã thấy mồ hôi ra ít hơn, đến khi dùng tới 10 hộp thì mồ hôi không còn ra nữa. Trước đây mồ hôi cứ vã ra ướt đẫm, rét lắm ngoài ra tôi còn sợ tiếng ồn nữa. Nhưng giờ đây tôi không còn sợ lạnh và tiếng ồn, buổi sáng tôi đã đi tập thể dục được rồi".

Bác cũng chia sẻ thêm: "Trường hợp của tôi, tôi thấy sản phẩm Hòa Hãn Linh rất phù hợp với cơ địa của tôi, như đã giúp tôi hồi sinh một lần nữa. Tôi đã chia sẻ với rất nhiều người về căn bệnh tăng tiết mồ hôi của mình và hành trình đi tìm cách chữa trị suốt 14 năm trời".

Hiện tại bác Phố vẫn đang tiếp tục dùng Hòa Hãn Linh theo đúng liệu trình từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.

Khi chúng tôi đang theo dòng câu chuyện về phương pháp điều trị căn bệnh tăng tiết mồ hôi thì chuông đồng hồ điểm báo 12 giờ trưa. Chúng tôi xin phép bác ra về mà trong lòng cảm thấy rất vui, mong sao nhiều người mắc bệnh như bác Phố sẽ tìm ra được phương pháp chữa trị an toàn và hiệu quả

Như Quỳnh

Bạn đọc quan gọi đến số: 043 7759051- 01632195775 để được biết thêm thông tin.

Ăn uống thế nào để tránh ợ hơi?

Táo bón là một trong những lý do khiến dạ dày co thắt quá mức. Do đó, tăng cường chất xơ là một trong các biện pháp hữu hiệu để chống ợ chua.

Ợ chua là hiện tượng trào ngược thức ăn dư thừa axit trong dạ dày do "van đóng" giữa dạ dày và thực quản "không hoàn thành nhiệm vụ", dẫn tới tình trạng ợ chua và kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng dưới xương ức.

Ợ chua không nguy hiểm nhưng không ít trường hợp viêm họng mãn, viêm xoang là do hậu quả của chứng ợ chua không được chữa tận gốc. Dịch dạ dày dư thừa có thể tràn vào cuống phổi, nhất là khi người bệnh nằm, gây khó thở, viêm phế quản và phổi… Điều trị ợ chua không dễ, song chúng ta có thể hạn chế tối đa bằng cách lựa chọn những thực phẩm phù hợp và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình.

1. Hạn chế chất béo

Các loại thực phẩm như thức ăn nhiều chất béo do lipid làm "van đóng" của dạ dày yếu đi và axit sẽ có dịp trào ngược dễ dàng hơn.

Vì thế khi ăn các loại thịt gia cầm (gà, vịt,…), cá, hoặc sữa chua nên chọn loại ít chất béo.

Ngoài ra, nên chú ý đến phương pháp chế biến thực phẩm: hạn chế chiên xào, thay vào đó là hấp, hầm hoặc nướng. Bên cạnh đó, không nên nêm quá nhiều gia vị vào thức ăn.

Ngoài ra, các loại gia vị, tinh dầu, hành tỏi… cũng gây ra hậu quả tương tự.

2. Tăng cường chất xơ

Táo bón là một trong những lý do khiến dạ dày co thắt quá mức. Do đó, tăng cường chất xơ là một trong các biện pháp hữu hiệu để chống ợ chua.

Nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, gạo nâu, các hạt họ đậu… vào chế độ ăn hàng ngày.

3. Lưu ý khi lựa chọn đồ uống

Rượu là loại đồ uống bị loại bỏ đầu tiên nếu không muốn chứng ợ chua ghé thăm thường xuyên. Thật vậy, rượu kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn sau khi đã làm giãn các cơ thắt ở thực quản và gây cảm giác nóng rát ở đây.

Nước ép hoa quả, đặc biệt là trái cây thuộc họ cam quýt, cà chua,… chứa nhiều axit tự nhiên, có khả năng bảo vệ và ngăn ngừa sự sản sinh axit trong dạ dày. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ tiêu hoá, giảm thiểu những khó chịu của chứng ợ chua.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, sữa chua uống có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết dịch ở dạ dày, gây phản xự co thắt thực quản và vô tình "tiếp tay" cho chứng ợ chua.

Theo Chuyentridaudaday

1001 thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ (15)

GiadinhNet - Con tôi 15 tháng nhưng chỉ nặng 7,5 kg. Hàng ngày bé ăn 3 bữa cháo, thêm 3 cữ sữa, mỗi cữ khoảng 140 ml. Tôi không biết lí do gì mà bé không tăng cân.

> TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

Hỏi: Con tôi 15 tháng nhưng cháu chỉ nặng có 7,5 kg. Hàng ngày bé ăn 3 bữa cháo, thêm 3 cữ sữa, mỗi cữ khoảng 140 ml. Bé khỏe mạnh bình thường, chỉ mọc 6 cái răng. Tôi không biết lí do gì mà bé không tăng cân. Cha mẹ thì khá nhỏ con. Không biết có phải do di truyền?

Trần Thị Bích Liên

Trả lời: Con bạn hơi bị suy dinh dưỡng. Về bữa cháo thì số lượng như thế là tạm ổn nhưng phải đảm bảo đạm, đường, mỡ, vi chất …Cách chế biến phải đảm bảo không bị mất chất và cho ăn đúng giờ. Nếu tình trạng không cải thiện bạn nên cho cháu đi khám dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể. Bố mẹ nhỏ con cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Song nếu cung cấp đầy đủ các chất trong thời kỳ này thì cháu vẫn có thể phát triển hơn bố mẹ. Bạn cho cháu uống sữa như vậy là được, tuy nhiên cần thêm nước hoa quả.

---

Hỏi: Con tôi dược 12 tháng tuổi cân nặng 7,8 kg, chiều cao 67 cm. Bé chỉ mới mọc được 6 cái răng. Bé chưa đứng vững được. Một ngày bé ăn 2 bữa cơm nhão, một bữa cháo trắng, uống khoảng 160 ml sữa. Bé còn bú mẹ mặc dù sữa mẹ rất ít. Bé có bị suy dinh dưỡng không? Bé có cần bổ sung thêm chất gì không?

Ngọc Châu

Trả lời: Con bạn bị suy dinh dưỡng. Chế độ của cháu chưa đủ dinh dưỡng. Tuổi của cháu cần có chế độ ăn như sau: ngày 3 bữa bột hoặc cháo, có thịt cá rau củ.. thay đổi, sữa ngày 2 lần mỗi bữa 120ml và 1 bữa nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền.

---

Hỏi: Con tôi 9 tháng tuổi, nặng 7,5 kg. Một ngày cháu ăn 3 bữa bột, uống 4 bữa sữa mỗi lần 90ml -120 ml, và bú mẹ lúc ngủ trưa và tối. Bột của cháu tôi thay đổi thịt lợn, bò tôm, cá và rau củ (khoai tây, cà rốt, rau ngót, rau dền, rau muống.....) và dầu ăn. Nhưng tôi không hiểu sao bé tăng cân rất chậm, cơ thể còi cọc có tháng không tăng cân. Gần đây tôi cho cháu tập ăn sữa chua. Tôi rất lo lắng và luôn tìm các cách giúp cháu tăng cân. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Bui Dieu Nga

Trả lời: Con bạn bi suy dinh dưỡng. Về số lượng bữa ăn như vậy là đủ nhưng bạn phải xem cách chế biến có làm mất dưỡng chất hay không, hoặc cháu có hấp thu hay không. Nếu cháu có rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém thì nên cho cháu đi khám để có thể được kê thuốc hỗ trợ giúp cháu hấp thu tốt hơn.

---

Hỏi: Con tôi được 2 tuổi, cháu không chịu ăn cơm chỉ ăn cháo hoặc bún, phở. Cháu nặng 10 kg và cao 80 cm. Hỏi cháu có bị suy dinh dưỡng không và làm thế nào để cháu chịu khó ăn và nên cho cháu uống sữa gì là tốt nhất? Cháu không ăn rau hay bất kỳ loại hoa quả nào.

Hoàng Thị Luyến

Trả lời: Bé nhà bạn bị suy dinh dưỡng. Chế độ ăn của bé nên ngày 3 bữa cháo xen kẽ là 3 bữa sữa bột pha, mỗi bữa 120ml-150ml, nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền. Về sữa thì bạn nên chọn loại sữa mà bé lúc đi ngoài phân bình thường, không tiêu chảy và tăng cân mùi vị hợp với bé. Nếu bé không chịu ăn rau hay hoa quả nên cho bé uống nước ép hoa quả.

---

Hỏi: Con tôi sinh ra được 4kg, bây giờ cháu được 17 tháng, nặng 11kg, cao 82cm. Ngày cháu ăn 3 bữa cháo, uống 3-4 lần sữa (sữa Friso Gold 3), mỗi lần 200ml. Hàng ngày cháu có ăn thêm hoa quả (cam, chuối, bơ...) và 1 hộp sữa chua Vinamilk. Cho tôi hỏi là với số kg và chiều cao như vậy cháu có bị thấp cân không? Cháu rất hay bị táo. Vậy cháu có vấn đề về đường tiêu hóa không ạ? Bây giờ rất lười ăn, cứ nhìn thấy mẹ cho ăn là khóc?

Hang Dinh

Trả lời: Cháu tăng trưởng ở mức bình thường. Chế độ ăn của cháu như vậy là ổn. Cháu hay bị táo bón cần tìm hiểu nguyên nhân. Chữa táo bón phải tuân theo 3 giai đoạn: Loại bỏ ứ đọng phân (thụt bằng nước hoặc Microlax bebee, uống nhiều nước làm sạch phân); Duy trì đề phòng ứ lại phân: - Sobitol 5g: 1 gói/ngày, chế độ ăn nhiều xơ, nước quả, rau sạch, cho cháu đi ngoài đều đặn 3 lần/ ngày, mỗi lần 5 phút (bạn phải kiên trì theo dõi thường xuyên). Bước cuối cùng là loại dần từng bước thuốc nhuận tràng, duy trì chế độ ăn nhiều xơ, luôn quan tâm đến vệ sinh và số lần đi ngoài của cháu. Táo bón lâu dài có thể dẫn đến trẻ lười ăn, còi cọc, mệt mỏi, nứt kẽ hậu môn gây chảy máu, nặng hơn là sa trực tràng.

---

Hỏi:  Con tôi đuợc 5,5 tháng, nặng 6,6kg, cao 63,1cm. Vậy cháu có suy dinh dưỡng không?

Kieutham

Trả lời: Về tăng trưởng, cháu ở giới hạn gần với thấp cân. Nếu dinh dưỡng không đảm bảo cháu sẽ tụt xuống mức suy dinh dưỡng. Nếu cháu còn bú sữa mẹ bạn nên cho cháu ăn dặm. Nếu không được bú mẹ nữa phải cho cháu uống thêm sữa bột và ăn dặm.

---

Hỏi: Con trai tôi 3,5 tuổi, cháu nặng 19,3kg, cao 99 cm. Như vậy con tôi có bị suy dinh dưỡng không? Chân của cháu phía trên đùi khép chặt, còn phía dưới xòe ra. Vậy chân của cháu có bị làm sao không? Có bị ảnh hưởng đến sức khoẻ của cháu không?

Võ Thị Mỹ Duyên

Trả lời: Tăng trưởng của cháu hiện tại là tốt, còn về xương có thể gọi là chân chữ X. Đó là di chứng của bệnh còi xương, bạn nên cho cháu đi khám để được tư vấn và điều trị.

---

Hỏi:  Con trai tôi được gần 6 tháng, cháu được 8,8kg. Cháu được 3 tháng thì phải ăn sữa ngoài vì tôi bị ốm và mất sữa. Cách đây 1 tuần cháu ho có đờm, tôi cho đi khám ở phòng khám tư, bác sỹ cho cháu uống thuốc long đờm nhưng uống 3 ngày mà vẫn ho nặng tiếng. Tôi cho cháu sang BV Nhi TW khám thì bảo cháu bị viêm phế quản. Tuy nhiên cháu uống thuốc thì lại bị mọc mụn nhỏ li ti trên mặt và trong người. Như vậy tôi có cần cho cháu đi khám lại hay ngưng dùng thuốc, hoặc cho cháu ăn bột sắn được không? Hiện tại cháu ho ít nhưng vẫn còn đờm. Ngày tôi cho cháu ăn 2 bữa bột ngọt (bột gạo nhũ nhi pha với sữa cháu đang ăn) còn lại là ăn sữa được khoảng 700ml. Tôi dự định 1 tuần nữa khi cháu tròn 6 tháng sẽ cho ăn bột mặn. Xin bác sỹ cho lời khuyên?

Ngoc Anh

Trả lời: Bạn nên ngưng thuốc và cho cháu đi khám lại để bác sĩ tư vấn và điều trị, cháu chỉ cần ăn 1 bữa bột loãng và 800ml sữa chia làm 6 bữa.

---

Hỏi:  Con gái tôi 8 tuổi nặng 23 kg, cao 1,28 m. Cháu không còn uống sữa bột, ngày uống 2 hộp sữa tươi, 1 hộp sữa chua. Tôi muốn cải thiện cân nặng của cháu nhưng không được. Cháu đã uống rất nhiều loại men tiêu hóa. Mong giải đáp sớm.

Nguyen Thanh Hương

Trả lời: Con bạn phát triển tốt, chế độ ăn như vậy là đủ, bạn không cần phải cho cháu uống men tiêu hóa nhiều, vì men tiêu hóa không làm tăng cân và chiều cao như bạn nghĩ.

BS Nguyễn Thị Lanh

Tư vấn bởi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngay từ bây giờ bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào phần Gửi ý kiến của bạn ở phía dưới, hoặc địa chỉ: toasoan@giadinh.net.vn . Các bác sỹ của Phòng khám Medelab sẽ tư vấn và trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực liên quan đến sức khỏe của bạn trong thời gian sớm nhất.

Bệnh hen ở người cao tuổi

Hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp, không chừa một lứa tuổi nào.

Nhiều người lần đầu bị hen lúc tuổi còn rất nhỏ, bệnh giảm dần lúc lớn lên, nhưng có thể tái phát khi về già. Người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao…

Một số đặc điểm cần lưu ý

Các yếu tố khởi phát: ở người cao tuổi, các yếu tố khởi phát có thể khác nhiều so với tuổi nhỏ.

Đó có thể là các yếu tố: nhiễm khuẩn hô hấp do siêu vi, ví dụ cảm cúm, các kháng nguyên, bụi, khói. Vì thế, người cao tuổi cần được tiêm ngừa bệnh cúm hằng năm và tiêm ngừa bệnh viêm phổi 5 năm/lần. Trầm cảm, lo âu là yếu tố khởi phát.

Người cao tuổi cần phát hiện bệnh hen sớm để chữa trị.

Một số loại thuốc thường dùng có thể gây khởi phát cơn hen hoặc làm triệu chứng hen nặng thêm: aspirin và các thuốc kháng viêm điều trị viêm khớp, giảm đau. Thuốc ức chế beta điều trị tăng huyết áp và bệnh tim hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa chất ức chế beta điều trị glaucome. Vì thế, khi đi khám bệnh bạn cần báo cho bác sĩ những thuốc mình đang dùng.

Chẩn đoán sai hoặc bỏ sót: do ở người già đôi khi bác sĩ khó nhận biết thực sự đây là bệnh hen hay là bệnh tim hay bệnh phổi khác. Người hút thuốc lá thường bị viêm phế quản và khí phế thũng cũng có triệu chứng như hen. Bệnh tim cũng gây ra triệu chứng ở đường hô hấp. Các triệu chứng thông thường của hen như: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực có thể bị nhận định sai và cho là do những bệnh khác thường gặp ở tuổi già. Người già cũng không nhạy bén trong việc nhận định ra các triệu chứng hen, họ cho đó chỉ là triệu chứng thông thường của tuổi già và phớt lờ đi. Tuổi già trí óc không còn minh mẫn, diễn tả các triệu chứng không chính xác cũng làm cho các bác sĩ chẩn đoán sai.

Theo dõi và đánh giá chức năng hô hấp: đây là yếu tố rất cần thiết đặc biệt đối với người già bị hen bởi vì họ thường không nhận biết sớm triệu chứng cơn hen diễn biến xấu hơn do đó không xử trí kịp thời. Một số bệnh nhân không được minh mẫn hoặc quá yếu không thể thực hiện thao tác trắc nghiệm. Khi đó phải dựa vào sự cải thiện triệu chứng lâm sàng và nhờ vào sự nhận biết và đánh giá của người chăm sóc.

Điều trị hen cho người cao tuổi

Trong nhiều trường hợp, việc điều trị hen ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn phức tạp hơn người trẻ vì nhiều lý do:

- Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim... nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.

- Người bệnh có thể quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm tái phát cơn hen mặc dù đã được kiểm soát.

- Người bệnh không nhận biết sớm các triệu chứng bệnh trở nặng, nên không thể xử trí kịp thời.

- Người cao tuổi khó bỏ được các thói quen như hút thuốc, hoặc ăn những món ăn ưa thích là yếu tố khởi phát cơn hen.

- Do đặc điểm của cơ thể người già, việc sử dụng thuốc thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm. Người cao tuổi dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ.

- Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.

- Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc dạng hít và thiết bị máy móc. Sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân hoặc người chăm sóc rất cần thiết và trong một số trường hợp còn có tính quyết định. Nhờ có người chăm sóc, các bệnh nhân già yếu không còn minh mẫn có thể dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi và phát hiện khi bệnh trở nặng cũng như những biến chứng do bệnh hoặc do thuốc gây ra.

Người bệnh cần phải biết rõ bệnh của mình, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ cho kỹ: đang dùng thuốc gì, khi nào cần phải dùng; các triệu chứng của cơn hen là gì; khi nào cần gọi bác sĩ.

Chăm sóc và điều trị hen ở người cao tuổi là một việc khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và nhất là nhân viên y tế phải có những hiểu biết nhất định về lão khoa.

Theo BS. Đồng Sỹ Tính

SK&ĐS

Những dấu hiệu cơ thể “trục trặc”

Không phải ai trong số chúng ta cũng có thói quen đi khám sức khoẻ định kỳ. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể khi sức khoẻ đang có vấn đề "trục trặc".

1. Môi nứt nẻ

Môi nứt nẻ và tóc rụng nhiều - đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin B2. Điều này còn làm cho các cơ trong miệng yếu đi và bạn không thể tập trung chú ý vào bất kỳ việc gì.

Hãy bổ sung ngay vào bữa ăn của mình các thực phẩm từ sữa, trứng, lạc, đào, đậu, cà chua, bắp cải tím… Chắc chắn sự mất cân bằng trong cơ thể bạn sẽ được phục hồi nhanh chóng.

2. Lưỡi bị "tô màu"

Nếu trên lưỡi có một lớp mỏng màu trắng, điều này chứng tỏ bạn đã bị lạnh rất lâu hoặc đang bị cảm. Tuy nhiên, trên lưỡi còn xuất hiện cả những vùng đỏ thì chắn chắn bạn bị viêm dạ dày.

Ngoài ra, bạn lại thấy một lớp mỏng màu xanh xám trên lưỡi thì bộ máy tiêu hoá đang có vấn đề.

Nếu đồng thời môi sưng và da khô thì cơ thể bạn đang thiếu sắt.

Giải pháp tức thì của bạn là hạn chế uống cà phê và trà, ăn nhiều rau mùi, gan, cá và nấm. Đặc biệt táo và cam quýt là hai loại quả bạn nên ăn nhiều.

3. Khô miệng

Đây là phản ứng bình thường khi bạn bị căng thẳng và xúc động mạnh.

Nếu bị khô miệng lâu và bỗng dưng dễ nổi nóng thì cơ thể bạn đang bị thiếu vitamin B3. Loại vitamin này có nhiều trong thịt chim, thịt bò, quả hồ đào và phần phôi của gạo.

Khô miệng đôi khi là do bạn bị viêm tuyến nước bọt, hoặc cũng có thể đây là những triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

4. Miệng có mùi hôi

Ngay cả khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà vẫn có mùi hôi, bạn nên kiểm tra ngay lượng đường trong máu, gan, thận (nếu thấy có mùi amoniac), hoặc cũng có thể do bạn bị viêm phế quản mãn tính.

5. Da bị bong

Đó là dấu hiệu của việc thiếu vitamin A và B2. Ăn uống đầy đủ sẽ giúp da bạn nhanh trở lại bình thường.

Tuy nhiên, da bị bong và kèm theo cả ngứa thì có thể bạn đang mắc bệnh nấm nguy hiểm nào đó. Ngoài ra trên da bạn xuất hiện những vết đốm màu xanh có nghĩa là bạn đang có vấn đề với máu hoặc gan. Tốt nhất trong những trường hợp này bạn nên đi khám và làm xét nghiệm.

6. Đau mắt khi nhìn ra ánh sáng

Thuốc lá và bia rượu là nguyên nhân khiến cho bạn đau mắt khi nhìn ra ánh sáng. Tốt nhất bạn nên bỏ thuốc và bia rượu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể do bạn bị dị ứng hoặc thiếu vitamin A. Bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình cà rốt, cà chua và pho mát sẽ rất tốt đấy.

7. Nước tiểu sẫm màu

Nguyên nhân cũng có thể là do bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Thêm nữa, sau khi đi tiểu bạn thấy sốt và mệt mỏi thì có thể hệ thống niệu sinh dục đang gặp nguy hiểm. Bạn nên đi khám ngay tại các phòng khám chuyên khoa tiết niệu.

8. Chảy máu cam

Khi đó bạn cần phải kiểm tra huyết áp, vì chảy máu cam có thể là do huyết ap cao. Nếu huyết áp bình thường có nghĩa là cơ thể đang thiếu vitamin K. Ăn nhiều bắp cải, canh rau tầm ma sẽ giải quyết được vấn đề này.

9. Ra mồ hôi nhiều

Bạn bị ra mồ hôi nhiều vào ban đêm - đó là dấu hiệu suy mòn về thần kinh. Ngoài ra, bạn nên đi đến phòng khám kiểm tra tuyến giáp.

10. Trên ngón tay có rãnh nhỏ

Nếu chỉ có một rãnh nhỏ thì nguyên nhân có thể do bạn thiếu vitamin hoặc bị chứng căng thẳng kinh niên. Nhưng nếu trên ngón tay có nhiều rãnh nhỏ thì đây là dấu hiệu của bệnh tiêu hoá. Hiện tượng này xuất hiện một thời gian dài thì tốt nhất bạn nên kiểm tra dạ dày của mình.

Theo rin.ru/PLVN

1001 thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ (10)

GiadinhNet - BS Ngô Quang Huy (phòng khám Medelab) tiếp tục trả lời thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ.

> TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

Hỏi: Con gái tôi 20 tháng nhưng chỉ nặng 9kg, bé bị lõm ngực (ba của bé lúc nhỏ cũng bị bệnh này nhưng lớn lên thì hết. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Có cần phải phẫu thuật không? Chi phí bao nhiêu? Bệnh này có làm bé chậm lớn không? Xin cảm ơn.

Tra My

Trả lời: 20 tháng nhưng chỉ nặng 9kg là bị suy dinh dưỡng. Bệnh lõm ngực là bệnh bẩm sinh. Bệnh được chia làm 3 độ: Độ I : lõm  2cm- 4cm , độ III lõm >4cm. Bệnh được điều trị bằng phục hồi chức năng do BS chuyên khoa thực hiện. Và cần phải mổ khi trẻ bị lõm LN độ III và độ II có ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp. Tuổi mổ cho trẻ ở tuổi trên 3 tuổi đến dưới 14 tuổi. Nguy cơ của bệnh là ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch và hô hấp.

---

Hỏi: Con gái em sinh mổ lúc thai được 37 tuần, nặng 2,3 kg. Bây giờ bé được 5,5 tháng nhưng chỉ nặng có 5,5 kg, vậy bé có bị suy dinh dưỡng không? Em mới tập ăn dặm cho bé, vậy cho em hỏi bé 5 tháng nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

NGOC PHUC

Trả lời: 5,5 tháng nhưng chỉ nặng có 5,5 kg, là suy dinh dưỡng. Trẻ 5 tháng nếu ăn sữa ngoài hoàn toàn cần khoảng 950ml – 1000ml/ ngày (sữa theo tuổi) và bắt đầu tập cho trẻ ăn bột sữa 5%.

---

Hỏi: Con tôi năm nay 19 tháng tuổi, nặng 11 kg, cao 80 cm. Bé ăn một ngày 4 bữa: sáng 1 bát cơm xay, 10h uống 120 ml sữa; trưa 1 bát cơm xay hoặc cháo; 2h chiều ăn thêm khoai hoặc sữa chua, váng sữa và 1 bát cơm (4h); tối 1 bát cơm hoặc cháo. Trong ngày, tôi thường thay đổi khẩu phần ăn của bé: sáng ăn khi thì trứng gà + cà chua, hoặc lá hẹ; trưa chiều thay đổi bằng thịt bò + rau ngót, hoặc tôm + bí đỏ; tối lại ăn thức ăn khác. Khẩu phần ăn của bé như vậy đã hợp lý chưa? Có nhiều chất hay không? Có nên thay đổi khẩu phần của bé quá nhiều trong 1 ngày? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi! Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Dương Hương (TP Hà Tĩnh)

Trả lời: 19 tháng tuổi, nặng 11 kg, cao 80 cm là bình thường. Trẻ từ 13-24 tháng ăn khoảng 5-6 bữa một ngày. Trong đó có 3 bữa cháo đặc, khoảng 250-300ml/ bữa (khoảng 30g gạo + 30g thịt( cá, trứng, tôm)….  và rau  một bữa) 3 bữa phụ sữa mẹ hoặc sữa bò theo tuổi khoảng 250-300ml/ bữa hoặc bữa phụ là sữa chua, hoa quả nghiền, súp, bánh quy…Cháu ăn 4 bát cơm/ngày là hơi nhiều tinh bột, trong khi đó lượng sữa thì chưa đủ.

---

Hỏi: Con em được 10 tháng tuổi, nặng 8kg, nhưng vẫn chưa mọc răng, em đang rất lo lắng không biết con mình có bị suy dinh dưỡng hay không nữa? Có phải cháu bị thiếu canxi nên chưa mọc răng phải không ạ? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp, em xin cảm ơn.

Nguyen Minh Thao

Trả lời: 10 tháng tuổi, nặng 8kg là suy dinh dưỡng nhẹ, 10 tháng chưa mọc răng có thể  là trong các dấu hiệu của còi xương. Cần tăng cường cho cháu ăn thức ăn giàu canxi như sữa, tôm, cua và vitamin D kết hợp với tắm nắng buổi sáng (trước 9h sáng).

---

Hỏi: Con trai em được 43 tháng tuổi, cao 98cm, nặng 13,8 kg, rất lười ăn và ăn rất chậm, đã mấy tháng nay cháu không tăng cân. Như vậy có bị coi là suy dinh dưỡng không ạ? Cháu rất hay bị chảy máu cam và viêm họng mặc dù cháu không ở trong điều hoà và uống nước lạnh. Xin bác sĩ tư vấn giúp? Xin cảm ơn!

Nguyen Thi Lan

Trả lời: 43 tháng tuổi, cao 98cm, nặng 13,8 kg là suy dinh dưỡng nhẹ. Trẻ hay bị chảy máu cam và viêm họng có thể là nguyên nhân làm cho trẻ lười ăn và không tăng cân. Cần cho cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị triệt để.

---

Hỏi: Con tôi 17 tháng tuổi, cân nặng 9,7kg, cao 80cm, bé ăn mỗi lần 01 chén cháo, ngày ăn 03 lần, 1 hũ sữa chua, có khi ăn trái cây thêm và 450ml sữa công thức. Gần đây cháu hay bị ho, sổ mũi và sốt về đêm, đưa bé đi khám bác sỹ nói bé bị viêm phổi, nằm viện điều trị 8 ngày, xuất viện cho bé uống thêm 05 ngày thuốc, sau khi bé uống hết 5 ngày thuốc tôi cho bé đi khám lại, bác sĩ nói bé bị viêm phế quản cấp, uống tiếp 3 ngày tái khám, sau 3 ngày bé khám lại nữa bác sĩ lại cho uống tiếp 3 ngày nhưng tôi thấy bé vẩn còn bị ho và sổ mũi, xin hỏi con tôi bị bệnh gì? Uống và chích thuốc kháng sinh nhiều quá có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé sau này không? Cân nặng của bé như vậy có bị suy dinh dưỡng không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp, xin cảm ơn.

Ngo Thi Thuy Linh

Trả lời: 17 tháng tuổi, cân nặng 9,7kg, cao 80cm là hơi nhẹ cân 1 chút. Trẻ bị ho, sổ mũi, sốt về đêm là biểu hiện của bệnh mũi họng hoặc phế quản phổi. Bệnh có thể do các loại vi khuẩn hoặc do virus hoặc nấm gây nên. Do vậy cần đưa cháu đi khám chuyên khoa tai mũi họng và chuyên khoa hô hấp để được điều trị triệt để. Dùng kháng sinh nhiều có thể gây ra loạn khuẩn đường tiêu hóa. Nhưng nếu thực sự phải dùng thì bác sĩ sẽ cân nhắc, dùng loại nào là phù hợp nhất cho loại bệnh đó và kết hợp dùng thêm men tiêu hóa để chống loạn khuẩn đường tiêu hóa.

---

Hỏi: Con tôi được 21 tháng tuổi, cháu được 12kg, cao 84cm và mọc 12cái răng. Cháu ăn ngày 3 bữa chính, 02 bữa phụ và uống khoảng 550ml sữa. Khoảng 2 tháng nay cháu tăng cân rất chậm, khoảng 1đến 2 gram và chiều cao cũng lên chậm. Kính mong các bác sĩ tư vấn cách nào giúp cháu tăng cân và chiều cao đều? Xin cảm ơn bác sĩ.

Lê Thị Nhã Uyên

Trả lời: 21 tháng tuổi, cháu được 12kg,cao 84cm là bình thường. Số lượng trẻ ăn như vậy là đủ. Cần theo dõi xem trẻ có dấu hiệu bệnh tật gì mới xuất hiện không và có thể cho trẻ uống thêm vitamin và men tiêu hóa.

BS Bùi Quang Huy

Tư vấn bởi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngay từ bây giờ bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào phần Gửi ý kiến của bạn ở phía dưới, hoặc địa chỉ: toasoan@giadinh.net.vn . Các bác sỹ của Phòng khám Medelab sẽ tư vấn và trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực liên quan đến sức khỏe của bạn trong thời gian sớm nhất.

Cách sử dụng điều hòa để trẻ không viêm phế quản

Trong mùa hè, rất nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện do viêm phế quản, sử dụng điều hòa không đúng là một nguyên nhân gây bệnh.

Để phòng ngừa "tác dụng phụ" này của điều hòa, các bác sĩ nhi khoa cho biết, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, nên đặt nhiệt độ từ 26 - 28 độ C. Trẻ sơ sinh thì nhiệt độ cao hơn (29 - 30 độ C). Vị trí đặt ở trên cao chứ không nên đặt dưới thấp. Cánh cửa gió của điều hòa không nên đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, không nên đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và nên để ở chế độ quay chứ không nên để ở chế độ chạy thẳng một góc.

Trong phòng điều hòa phải có quạt thông gió đối diện bên đặt điều hòa. Nên quan tâm tới chất lượng máy điều hòa, đặt máy điều hòa có chế độ ẩm phù hợp (60 - 80 %). Công suất của máy điều hòa phải phù hợp với diện tích của phòng (quan tâm tới tổng diện tích, chiều cao của phòng, không chỉ tính diện tích sàn) và quan tâm đến rơ le nhiệt độ.

Không nên để trẻ ra vào phòng có điều hòa nhiều lần trong một thời gian nhất định, như thế sẽ dễ bị ốm vì thay đổi nhiệt độ quá nhanh (khoảng 5-6 lần/1 tiếng). Các gia đình có trẻ nhỏ không nên sử dụng thiết bị phun ẩm, phun sương trong phòng vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut gây bệnh phát triển và xâm nhập cơ thể.

Theo Hồng Liên

Sức khỏe & Đời sống

Powered by Blogger